Ngày đăng bài: 06/07/2020 14:00
Hệ thống phòng thủ ở Đông Thành Thủy Quan
Kinh đô Huế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và là một căn cứ quân sự cực kỳ quan trọng của triều Nguyễn, từng được mệnh danh là “Ville fortifiée” (Thành phố kiên cố) với lối xây dựng một công trình kiến trúc quân sự cấu thành hệ thống phòng thủ vững vàng khó có thể vượt qua.
Kinh đô Huế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và là một căn cứ quân sự cực kỳ quan trọng của triều Nguyễn, từng được mệnh danh là “Ville fortifiée” (Thành phố kiên cố) với lối xây dựng một công trình kiến trúc quân sự cấu thành hệ thống phòng thủ vững vàng khó có thể vượt qua.
 

Cũng xuất phát từ một công trình phòng thủ vững chắc, nên hệ thống bố phòng quân sự của Kinh đô Huế là sự kết hợp hài hòa giữa các tuyến phòng thủ từ xa (bằng đường bộ, đường sông, đường biển) với các tuyến phòng thủ rất vững chắc ở trung tâm Kinh thành (hệ thống phòng thành với đầy đủ các yếu tố thành quách, hộ thành hà, hộ thành hào bằng đường thủy và các tuyến đường phòng lộ, các pháo đài (24 pháo đài), với các giác bảo (pháo đài gốc ở mỗi mặt thành), pháo xưởng (có khi được gọi là hỏa dược khố/hỏa dược diêm tiêu khố, tức nơi chứa đạn pháo), pháo môn (cửa đặt pháo, có khi gọi là pháo nhãn) đầy đủ, hoàn chỉnh ở quanh các thành trì….

  Tại các chốt phòng thủ, kiểm soát tuyến đường thủy (thủy lộ) trực tiếp tiến vào Kinh thành, Đông Thành Thủy Quan (cửa cống Đông thành) với địa thế độc đáo của nó, là nơi đóng vai trò trọng yếu nhất. Bởi, khác với Tây Thành Thủy Quan ở phía thành mặt Tây đối diện (là chiếc cống nước có cấu trúc liền mạch, không tách rời tường thành, chỉ được khoét một cổng vòm nhỏ phía dưới cống để lưu thông), Đông Thành Thủy Quan vừa là cống, nhưng cũng có chức năng là chiếc cầu nối hai bên bờ sông Ngự Hà. Đồng thời, Đông Thành Thủy Quan trực tiếp giám sát, quản lý các thuyền bè từ sông Hương, và nhất là từ đường biển tiến lên sông Hương để vào Kinh đô Huế.

Về cấu trúc, Đông Thành Thủy Quan là điểm kết nối các bờ thành ở hai bên mặt Chánh Đông và Đông Bắc của Kinh thành Huế lại với nhau. Bởi thế, hệ thống phòng thủ ở xung quanh Đông Thành Thủy Quan khá dày đặc và tương đối độc đáo, đặc biệt so với các khu vực khác, và điều đó đã được tính toán dự liệu trong quá trình xây dựng, tu chỉnh, chuẩn hóa hệ thống phòng thủ Kinh thành Huế bằng đường thủy lộ của các vua nhà Nguyễn một cách nghiêm ngặt dựa trên hệ thống sông ngòi tự nhiên.

(Mời bạn đọc xem bài viết đầy đủ tại đây)